Thứ Năm, 26 tháng 8, 2010

Câu chuyện buồn mang tên: Hoa Hậu - Hoa hậu - Văn hóa - Tiêu điểm

Sau những bài báo so sánh đủ mọi mặt của hai tân hoa hậu đã ai đặt ra câu hỏi liệu hai gương mặt tiêu biểu của nhan sắc Việt đã bước ra được sân khấu quốc tế?
Sau khi hai cuộc thi hoa hậu khép lại, thay vì vui mừng vì xã hội có thêm (tới) 2 đại sứ sắc đẹp sẽ chung tay đóng góp cho cộng đồng và đất nước có tới 2 gương mặt để đại diện cho sắc đẹp quốc gia thi thố quốc tế thì thật buồn vì những câu chữ so sánh, chê bai và sự xâm nhập đời tư quá sâu của giới truyền thông.
Câu chuyện buồn mang tên: Hoa Hậu - Tin180.com (Ảnh 1)
Sự  săm soi và chê bai Ngọc Hân trong thời gian qua là một thói xấu điển hình





Có lẽ lí do đầu tiên khiến công chúng nhảy vào cuộc so sánh bất đắc dĩ này đó là về khoảng cách ngắn ngủi giữa hai cuộc thi Hoa hậu Việt Nam và Hoa hậu Thế giới người Việt. Cùng một lúc có tới hai cô hoa hậu, phải chăng truyền thông quá vui mừng vì có tới hai đề tài nóng hổi để khai thác nên phải “gộp” lại vì sợ xong cô này cô kia lại nguội mất? Mải chạy theo những cái tít hot, nhân vật nóng bỏng mà truyền thông buông mình theo những thói xấu rất người Việt đã bị chê bai la liệt không chỉ trên mạng ảo mà cả trong trang sách giữa đời thực.


Sắc đẹp là một trái táo đỏ mọng, thơm ngon, hấp dẫn mà bất kỳ ai cũng muốn chiếm đoạt không chỉ người phụ nữ. Cũng vì thế, hai từ ngữ này trở thành tâm điểm săm soi của bất kỳ cô gái nào được đặt lên đầu chiếc vương miện Hoa hậu, vị trí ao ước của cả triệu sắc đẹp trên toàn thế giới. Việt Nam cũng không ngoại lệ. Và nó trở thành đề tài béo bở cho giới truyền thông nhảy vào săm soi hai nhan sắc đại diện cho phụ nữ Việt Nam đang sống trong nước và nước ngoài.


Nhưng thay vì so sánh để họ biết điểm mạnh, điểm yếu của mình trong việc góp tay với cộng đồng thì lại chỉ là những ngôn từ, hình ảnh đặt song song để cân đo đong đếm về trí tuệ, nhan sắc. Chưa một nhà báo nào đặt ra câu hỏi khi các cuộc thi sắc đẹp trên thế giới đang “dòm ngó” tới chủ nhà Việt Nam thì cô nào xứng tầm để đại diện cho nền văn hóa có thâm niên hơn 4000 năm lịch sử?




Câu chuyện buồn mang tên: Hoa Hậu - Tin180.com (Ảnh 2)
Liệu Diễm Hương có đủ tầm để mang chuông đi đánh xứ người?


Đọc dòng tin Việt Nam chưa tìm được ứng viên cho cuộc thi Hoa hậu Trái Đất tổ chức ngay trên đất nhà mà buồn. Liệu Diễm Hương hay Ngọc Hân có đủ vốn tiếng Anh để tự tin với bạn bè quốc tế? Liệu các cô ấy có đủ bản lĩnh để trả lời những câu hỏi chẳng sách vở nào có để vanh vách trên sân khấu như hai cuộc thi trong nước? Lời đáp chỉ vang lên với sự sáo rỗng trong những câu trả lời phỏng vấn mang tính hình thức về việc giới thiệu sách vở tới bạn bè quốc tế về 1000 năm Thăng Long, về sự giải thích liên quan tới bảng điểm…





Cũng không thể trách hai chiếc vương miện kia hay giới truyền thông được. Bởi ngay từ khi chập chững vào lớp một, sau mỗi buổi họp phụ huynh, bố mẹ lại cầm bảng điểm về so sánh con cái mình với đứa đứng đầu lớp. Danh từ “so sánh” ngấm sâu vào thế hệ biết bao học trò từ khi mới học con chữ đầu tiên để ngày nay, trẻ con đến lớp với cái ba lô toàn sách nặng trĩu trên vai từ khi chưa vào lớp một. Cũng dễ hiểu tại sao sự so sánh lại diễn ra tràn lan tới vậy.


Còn hai chiếc vương miện, họ có quyền làm tất cả mọi thứ trong khả năng của mình để giành lấy vị trí cao nhất. Nếu những câu hỏi đã được khoanh vùng, chẳng tội gì không học thuộc những gì nghe lọt tai nhất. Chỉ trách tầm nhìn của ta quá bé chưa rộng ra toàn cầu.



Câu chuyện buồn mang tên: Hoa Hậu - Tin180.com (Ảnh 8)
Cô gái nào xứng đáng tiếp bước ba người đẹp đã khẳng định được mình bằng trí tuệ và sắc đẹp khi mang trên mình chiếc vương miện Hoa hậu?


Làm sao một cô hoa hậu có thể kết nối cộng đồng người Việt ở nước ngoài khi cô ấy không thuyết phục được xã hội về mặt học thức? Nếu cô ấy đủ bản lĩnh như ban giám khảo nói thì có lẽ đã không có mặt của ngài hiệu trưởng lên báo để thanh minh về việc nghỉ học do sức khỏe kém của cô ấy. Đó là cách ứng xử trái ngược hoàn toàn với bản lĩnh sân khấu đã được chứng tỏ trong đêm chung kết.


Cũng trường hợp như vậy, Thùy Dung đã dám trở lại trường học để hoàn thiện bảng điểm tốt nghiệp của mình thay vì tìm đủ mọi cách bào chữa cho bản thân. Đó mới là bản lĩnh đích thực của chiếc vương miện.




Chưa bao giờ các cuộc thi nhan sắc nở rộ như vài năm gần đây khi sân khấu sắc đẹp thế giới dần dịch chuyển về châu Á. Việt Nam dần trở thành điểm đến hấp dẫn của các đôi chân dài trên toàn thế giới. Khi bằng cấp ngày càng bị coi nhẹ như bây giờ bởi việc mua điểm tràn lan ở nước ta thì việc Hoa hậu học hơi kém một tí cũng chẳng vấn đề gì. Quan trọng là cô ấy có sắc đẹp và bản lĩnh sân khấu.


Nhưng các giám khảo Việt Nam đã bỏ quên tầm ảnh hưởng của chiếc vương miện tới giới trẻ. Lớp lớp những học sinh đang mài đũng quần trên ghế nhà trường sẽ dễ dàng bỏ học chạy theo thứ phù du mang tên nhan sắc. Bởi đạt được chiếc vương miện đâu cần học tốt. Đâu cần những cái đầu hoành tráng như Giáo sư Ngô Bảo Châu. Trong khi đất nước thì đang chảy máu chất xám trầm trọng. Còn vương miện thì mang lại những con số dài ngoằng ngoẵng với mệnh giá lớn.





Câu chuyện buồn mang tên: Hoa Hậu - Tin180.com (Ảnh 17)
Thùy Dung đã chứng tỏ được bản lĩnh Hoa hậu của mình với việc đi học trở lại và thi đỗ tốt nghiệp cấp 3.


Thay cho lời kết, tôi xin nhắc lại lời của bố hoa hậu Mai Phương khi con gái ông phải sống trong sức ép của chiếc vương miện khi còn quá trẻ tuổi. Bác nói rằng cuộc thi hoa hậu nên quy định các thí sinh phải tốt nghiệp cấp ba mới được tham gia.

Giờ đây, khi thời cuộc thay đổi từng giờ trong thế giới công nghệ thông tin, có lẽ các nhà tổ chức thi hoa hậu cũng cần cân nhắc về vị đại sứ cộng đồng của giới trẻ nên đạt tiêu chí nào về học thức, về bản lĩnh giữa đời thực chứ không chỉ mỗi sân khấu đêm chung kết.


Theo Afamily







(Source: Tin180 - Câu chuyện buồn mang tên: Hoa Hậu - Hoa hậu - Văn hóa - Tiêu điểm )



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét