Thứ Tư, 24 tháng 11, 2010

Ai? Việc gì? Ở đâu?: Di sản càng bảo tồn càng hỏng - Tin tức - Bình luận - Văn hóa

Đó là ý kiến của tiến sĩ Nguyễn Văn Sơn (giám đốc Trung tâm Bảo tồn khu di tích Cổ Loa - Thành cổ Hà Nội) tại buổi tọa đàm Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Thăng Long - Hà Nội được tổ chức nhân Ngày di sản văn hóa VN 23-11.

Ông Sơn nói: “Với gần 40 năm làm nghề bảo tồn, trùng tu di tích, tiếp cận hàng nghìn di sản, tuy không nói là tất cả nhưng về cơ bản chúng ta cứ trùng tu hay bảo tồn thì di sản càng hỏng. Trước đây cha ông ta dùng vôi trộn với các vật liệu dân gian, nhưng khi tiến hành trùng tu các vật liệu đưa vào không được nghiên cứu kỹ lưỡng. Bây giờ chúng ta hoàn toàn dùng bằng ximăng. Sau một vài năm với thời tiết nhiệt đới ẩm, các công trình trát ximăng này đều xuất hiện vết chân chim”.


Theo ông Sơn: “Cách duy nhất có thể làm là trả di sản về cho nhân dân càng nhiều càng tốt”. Tán đồng với ý kiến của tiến sĩ Nguyễn Văn Sơn, nhà nghiên cứu Giang Quân đưa ra dẫn chứng về những di sản được cộng đồng công nhận và gìn giữ.


Theo nhà nghiên cứu này, Hà Nội có nhiều ngôi đền thờ tổ nghề, những ngôi đền được bảo tồn tốt nhất đều do người dân ở khu vực đó có ý thức và tự góp tiền của để bảo vệ, như đình Ngũ Xã thờ tổ nghề đúc đồng, đền thờ tổ nghề lò rèn trên phố Lò Rèn...


Hà Hương
(theo tuoitre)


(Source: Tin180 - Ai? Việc gì? Ở đâu?: Di sản càng bảo tồn càng hỏng - Tin tức - Bình luận - Văn hóa )

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét